Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc về xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là gì? Là một câu hỏi quen thuộc với hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp. Để một tổ chức, doanh nghiệp thành công thì luôn cần có một chiến lược kinh doanh thông minh và hiệu quả. Cùng Tincoin24h tìm hiểu ngay với bài viết sau đây nhé! Bạn có thể quan tâm những nghề kiếm nhiều tiền nhất ở Việt Nam
Chiến lược kinh doanh là gì?
Business Strategy (Chiến lược kinh doanh) là sự phối hợp các hoạt động và thực hiện việc điều khiển nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đây cũng được xem như là một kế hoạch dài hạn. Thế mạnh của doanh nghiệp hay các nguồn lực có thể huy động,… được thể hiện thông qua chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng quát của một công ty theo một trật tự, bao gồm một chuỗi các phương pháp và cách thức kinh doanh trong một thời gian dài. Đây là một khái niệm thuộc khoa học về chiến lược và đặc biệt liên quan đến chiến lược trong kinh doanh. Vì lý do này, về cơ bản nó không khác với những điều cơ bản về chiến lược.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh online Hiệu Quả
Các chiến lược cơ bản cần biết
Sau đây là 7 chiến lược cơ bản mà bạn nên biết nếu muốn việc kinh doanh của mình thành công.
Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh để khác biệt
Nhiều người cho rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là trở thành đơn vị tốt nhất của ngành đó. Tuy nhiên, nhiệm vụ chúng ta đề ra đôi khi không thể thành hiện thực.
Ví dụ như trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất. Tuy nhiên trong khi kinh doanh, việc 2 hoặc 3 doanh nghiệp đứng đầu đều có lợi là chuyện hiển nhiên. Một chiến lược kinh doanh tệ là bạn chỉ cố gắng đánh bại đối thủ mạnh nhất trong ngành. Bạn bắt chước toàn bộ đường đi, chiến lược của đối thủ. Chúng ta nên dừng lại và tiếp cận những khía cạnh khác của đối thủ để mang về thành công cho doanh nghiệp của mình.
Chiến lược cạnh tranh: Cạnh tranh vì mục đích lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh không chỉ đơn thuần là việc chúng ta có thị phần lớn nhất trong thị trường hay doanh nghiệp đang phát triển nhanh. Mặt khác, nó còn nằm ở yếu tố khoản lợi nhuận mà chính chúng ta tạo ra.
Tóm lại, nếu tất cả những chiến lược mà bạn tạo ra không đem lại mục đích về số tiền bạn có thể có được. Việc tốt nhất là bạn không nên tốn quá nhiều gian và công sức.
Tìm hiểu kỹ thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh
Mỗi một doanh nghiệp đều là mộ phần tronh hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường mang những đặc trưng và đặc điểm khác nhau. Và những đặc điểm này đều liên quan đến lợi nhuận mà bạn có thể đạt được. Việc tìm hiểu kỹ về thị trường, đối thủ cạnh tranh sẽ hình thành tư duy lên chiến lược cho doanh nghiệp và cách giúp chúng ta có thể cạnh tranh và dần phát triển.
Xác định đối tượng khách hàng
Nếu muốn có một chiến lược kinh doanh tốt, trước hết bạn cần xác định đối tượng mục tiêu khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Tiếp theo, bạn cần xác định cách thức phục vụ tệp khách hàng này sao cho hiệu quả. Bạn không thể bán sản phẩm cho tất cả mọi người. Bạn chí có một lượng khách hàng tiềm năng giới hạn có chung một nhu cầu.
Dó vậy, việc bạn cần làm là xác định rõ các bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ những giá trị của sản phẩm mà bạn đem lại.
Học cách nói không
Nếu như bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu được khách hàng, bạn xây dựng được các giá trị cam kết cho doanh nghiệp, bạn sẽ nhận thấy rằng nhiều thứ chúng ta cần phải từ chối.
Thực tế, bạn sẽ có nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ. Ngoài ra, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện. Song với đó là các sabr phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp.
Trong một chiến lược kinh doanh, việc xác định nên làm gì và không nên làm gì đều là 2 yếu tố quan trong tương đương nhau.
Không ngừng thay đổi
Nhu cầu và hành vi của khách hàng đôi với sản phẩm họ quan tâm ngày càng tăng. Dẫn đến, đối thủ dần phát triển kèm theo đó là công nghệ cải tiến. Chính vì thế, sự nhạy bén trong việc bắt kịp xu hướng là yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Khi bạn không thay đổi, đồng nghĩa với việc là bạn dậm chân tại chỗ. Bạn sẽ bị bỏ lại phía sau và dần trở nên tụt hậu theo thời gian. Việc bạn thay đổi sản phảm cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm cho doanh nghiệp.
Tư duy một cách hệ thống
Một chiến lược kinh doanh cực kỳ quan trọng là việc hình thành tư duy một cách hệ thống. Bạn cần xây dựng dữ liệu một cách chính xác. Từ dó, bạn có thể đưa ra một số giả định cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Bởi vì những phán đoán của bạn không phải lúc nào cũng đúng. Do đó, bạn cần những dữ liệu thực tế để phán đoán một cách có cơ sở về khách hàng, xu hướng trên thị trường,…
Vai trò chiến lược kinh doanh là gì?
Bạn có thể thấy rằng vai trò của chiến lược kinh doanh là đề cập đến những kinh nghiệm trong quá khứ của chính công ty hoặc các công ty bên ngoài khác. Điều này cho phép bạn chỉ ra hướng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, chiến lược này còn có nhiệm vụ phân bổ, bố trí nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện các chiến thuật cụ thể.
Hãy nhớ rằng chiến lược giao dịch không phải là bất biến, thành công của bạn sẽ chỉ tồn tại trong thời gian hữu hạn nào đó. Chắc chắn, thị trường sẽ liên tục chạm trán với các công ty khác và liên tục thay đổi. Điều đó có nghĩa là chiến lược kinh doanh cũng luôn trong tình trạng sẵn sàng thay đổi để duy trì khả năng tồn tại. Một chiến lược kinh doanh không chỉ chinh phục thị trường và khách hàng mà còn phải cạnh tranh, đánh bại và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Do đó, vai trò khác của chiến lược là phản ứng lại các chiến lược tấn công của các công ty đối thủ.
Cách xây dựng chiến lược kinh doanh
Xác định mục tiêu dài hạn
Trước tiên, bạn cần xác định đươc mục tiêu của doanh nghiệp mà bạn muốn hướng đến sau một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu sẽ bao gôm doanh số, vị thế cạnh tranh, quy mô,…
Khảo sát và phân tích thị trường
Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về thị trường mà chúng ta đang hướng đến. Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu kỹ về đối thủ cũng như vị thế cạnh tranh của bạn trên thị trường. Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu phân tích theo SWOT để giúp nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn.

Xây dựng chiến lược sản phẩm
Khi bạn hiểu thị trường, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình, bạn cần lên chiến lược sản phẩm để tìm ra lợi thế cạnh tranh và để đạt được mục tiêu kinh doanh như đã đề ra.
Chiến lược sản phẩm và dịch vụ là cực kỳ cần thieetd và quan trọng. Một phần vì nó là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Công ty nào khi tham gia thị trường cũng kinh doanh một số loại sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, chiến lược sản phẩm và dịch vụ giúp công ty xác định phương hướng phát triển, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn giúp hạn chế rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải.
Ngoài ra, các công ty cũng nên tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến chính sản phẩm và dịch vụ để nâng cao hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: Chất lượng sản phẩm, giá thành, bao bì và nhãn hiệu sản phẩm. Chiến lược sản phẩm và dịch vụ tốt là chiến lược trả lời được ba câu hỏi chính sau:
- Mục tiêu cần phải đạt được là gì?
- Đối thủ là ai?
- Lợi thế cạnh tranh của công ty là gì và có thể sử dụng lợi thế này như thế nào để đánh bại các đối thủ cạnh tranh?
Đánh giá, Đo lường và tối ưu
Đây là bước cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho một công ty. Đồng thời là bước xác định xem các quyết định chiến lược của ban lãnh đạo có phù hợp với mục tiêu của công ty hay không.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm giúp tự động tạo thống kê từ các con số, giúp người quản lý thực hiện đơn giản việc theo dõi và cập nhật chính xác. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các điều chỉnh thích hợp vào đúng thời điểm để phát huy những điều tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
Sau đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp:
- Sản phẩm và dịch bạn cung cấp
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Kỹ năng bán hàng
- Khả năng đáp ứng khách hàng
- Mục tiêu tăng doanh số
- Phương thức phân phối
- Nền tảng công nghệ
- Loại hình và nhu cầu của thị trường
- Chiến lược kinh doanh Online
- Mục tiêu về lợi nhuận
Fred Wiersema và Michael Treacy đã chỉ ra 3 nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh:
Vận hàng hoàn hảo: Chiến lược này phụ thuộc khá nhiều vào việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhóm khách hàng khác nhau. Mục tiêu chính là để dẫn đầu thị trường bằng giá cả và sự thuận tiện
Sự trung thành của khách hàng: Chiến lược này sẽ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhiều nhóm phân khúc khác nhau. Với mục tiêu là xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.
Cung cấp các sản phẩm dẫn đầu: Chiến lược này tập trung vào việc phát triển các sản phẩm vượt trội. Mục tiêu chính là thương mại hoá các ý tưởng sản phẩm của doanh nghiệp.
Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng đã cũng cấp cho bạn đọc những thông tin hưu ích về chủ đề chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thành công. Chúng ta nên tìm hiểu tất cả mọi thứ trước khi quyết định nhé! Bạn có thể tham khảo thêm cách làm giàu ở nông thôn.
Xu hướng

Thêm bình luận của bạn