1871
Fantom /USD
27-09-2023 12:28:30

Fantom

Giá
Khối lượng giao dịch

Fantom là nền tảng hợp đồng thông minh dựa trên đồ thị có hướng không chu trình (DAG) cung cấp dịch vụ tài chính phi tập trung (DeFi) cho nhà phát triển bằng cách sử dụng thuật toán đồng thuận được thiết kế riêng.

Giá Fantom (KAI) theo cập nhật mới nhất | Biểu đồ giá

Fantom được xem là dự án đồng tiền điện tử phát triển nhanh trên thị trường Crypto. Fantom ra mắt vào năm 2018 và nó gắn liền với công nghệ đào DAG. Hiện nay, đồng tiền này đang nhận được sự quan tâm của người mua. Bởi nó có nhiều tính năng cũng như ưu điểm nổi bật mà trước đó chưa có đồng nào có được. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin liên quan đến Fantom.

Fantom là gì

Tìm hiểu về Fantom

Fantom (FTM) là gì?

FTM giúp các nhà phát triển có cơ hội xây dựng các dApp cải tiến trên chính nền tảng của mình. Ngoài ra, Fantom còn cho phép mở rộng vô hạn và khả năng tương thích với tất cả các loại nền tảng Blockchain. Cùng với đó, Fantom đã sử dụng cấu trúc DAG – là một dạng sổ cái phân tán nhưng khác dạng so với Blockchain. Fantom còn ứng dụng công nghệ mới là giao thức Lachesis giúp cải thiện mức độ giao dịch mỗi ngày đạt nhanh và nhiều nhất từ trước đến nay. 

Tìm hiểu về Fantom

Tìm hiểu về Fantom (FTM) (Nguồn: Internet)

Nhà sáng lập nên Fantom là ai?

  • Dr. Ahn Byung Ik Là nhà sáng lập
  • David Richardson: Là cựu giám đốc
  • Andre Cronje: Là tư vấn kỹ thuật 
  • Fred Pucci (Tư vấn pháp lý):
  • Michael Kong (Giám đốc và CIO)
  • Michael Chen (CMO)
  • Ashton Hettiarachi (Head of Innovation)
  • David Freuden (Quan hệ đối tác)
  • Aleksander Kampa (Tư vấn kỹ thuật)
  • Samuel Marks (Development Consultant)
  • Bariq Sikandari (Senior Consultant)

Các nhà sáng lập Fantom

Các nhà sáng lập nên Fantom (Nguồn: Internet)

Các thành phần chính của Fantom 

  • Chuỗi Opera: Chuỗi Opera của Fantom sẽ xử lý các sự kiện không đồng bộ có trong danh sách. Tuy nhiên, nó sẽ không thể thay đổi hay sửa đổi các giao dịch trước đó. Trong mô hình Blockchain của Fantom sẽ xuất hiện một cơ chế thuật toán đồng thuận có tên là Lachesis. Đây cũng là một loại đồng thuận của Byzantine Fault Tolerant. Mục đích của cơ chế này là giúp tăng tính bảo mật hơn những dự án về coin trước đây.
  • Giao thức Lachesis: Để duy trì sự đồng thuận phi tập trung, tất cả các giao dịch của FTM đều được xác nhận với một DAG. Thuật toán đồng thuận mới sẽ hỗ trợ các khối sự kiện xác nhận khối trước không đồng bộ. Bạn không phải chờ đợi để được xác nhận bởi mọi nút trong mạng như Blockchain truyền thống. Điều này giúp việc giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng hơn. 
  • Story Data: Mỗi một giao dịch và chức năng hợp đồng thông minh đều sẽ được lưu trữ thành một đoạn dữ liệu để dễ dàng trong việc theo dõi và quản lý thông tin.
  • Story Root: Đây là giá trị băm cho phép xem lại thông tin của những giao dịch trước đó và cả những dữ liệu liên quan từ nguồn gốc của nó.
  • Ngôn ngữ Smart Contract (Hợp đồng thông minh) của Fantom: Có chức năng ngôn ngữ giống như Scala. Chức năng này dùng để thực thi các Smart Contract trên máy ảo FMT.

>>> Tìm hiểu thêm: Smart Contract là gì? Tiềm năng phát triển của hợp đồng thông minh

Ưu điểm nổi bật của hệ sinh thái Fantom (FTM)

FTM coin đang sở hữu công nghệ tiên tiến vượt trội nhất cho đến thời điểm hiện tại. Cùng với đó FTM là hệ sinh thái Defi đa dạng và cộng đồng chiếm số lượng đông đảo. Cụ thể: 

  • Fantom đã xây dựng nên một Blockchain đáng tin cậy: Một nền tảng hàng đầu cho các dApp và các NFT là mục đích mà đội ngũ Fantom đang hướng tới.
  • Fantom sở hữu tính bảo mật cao: Các Node của FTM coin tạo thành một mạng Proof-of-Stake toàn cầu. Đặc biệt, hệ sinh thái Fantom coin không qua trung gian, và khả năng bị xâm nhập là rất thấp.
  • Blockchain Fantom có khả năng mở rộng: Tính năng vượt trội của Fantom coin là có thể giải quyết hàng nghìn giao dịch mỗi ngày. 
  • Blockchain Fantom có thể tương thích được với Ethereum: Điều này mở ra cơ hội để người chơi có chạy Ethereum dApps ngay trên Fantom.
  • Fantom cung cấp các hợp đồng thông minh (Smart Contracts) nâng cao: FTM coin có những đặc điểm tốt nhất của hợp đồng thông minh của Ethereum và bao gồm các tính năng đã được bổ sung giúp cải thiện trải nghiệm của người chơi.
  • Fantom linh hoạt và có thể áp dụng với nhiều ngành khác nhau: FTM coin cho phép phát triển các ứng dụng và tài sản có thể đem ứng dụng trong những ngành công nghiệp khác nhau.
  • Đặt cược Fantom và “săn” phần thưởng: Người chơi không chỉ đơn thuần là mua và bán FTM coin để kiếm tiền với việc đầu tư. Các nhà đầu tư có thể “hái tiền” nhiều hơn bằng cách đặt cược Fantom của họ và tìm kiếm phần thưởng từ hoạt động này.

Cách thức hoạt động của Fantom

Fantom đóng vai trò là một mô-đun. Lachesis sẽ tượng trưng là một layer, sự đồng thuận của ngăn xếp blockchain. Và nó có thể được cắm vào bất kỳ sổ cái phân tán nào. Lachesis giúp triển khai Opera của Fantom, từ đó sử dụng máy ảo Ethereum (EVM) và nó phù hợp với Ethereum.

Mô-đun sẽ làm cho Fantom cực linh hoạt. Các chuyên gia và nhà phát triển có thể chuyển các dApps dựa trên Ethereum hiện tại của họ trên mạng chính Fantom Opera trong vòng vài phút. Điều này giúp nâng cấp tính năng đáng kể hiệu suất và giảm tối đa chi phí.

Đối thủ của Fantom 

Fantom là một hệ sinh thái đang có tiềm năng phát triển cao trong chuỗi các Blockchain. FTM mang lại có người dùng tính minh bạch, hợp pháp và liên kết với những dự án lớn. Tuy nhiên, bất kỳ dự án hay sản phẩm nào cũng sẽ phải đối mặt và cạnh tranh với nhiều đối thủ và Fantom cũng không ngoại lệ. 

  • Ethereum: Là nền tảng blockchain quen thuộc với những ai có tìm hiểu về đồng tiền điện tử. Ethereum có thể tự triển khai các mã mới và tương tác với các ứng dụng một cách linh hoạt. 
  • Cosmos: Đây là hệ sinh thái Blockchain và là một dự án tiềm năng. Cosmos là đối thủ cạnh tranh “nặng ký” của Fantom. Cách tiếp cận của Fantom có nhiều điểm tương đồng với Cosmos với nhiều chuỗi khối liên kết với nhau. 
  • Hedera Hashgraph: Dự án này là một Permissioned Network (mạng lưới được cho phép) mang tính phi tập trung.

Ngoài những dự án trên vẫn còn một số dự án lớn khác như Polkadot, Dfinity hay Dexon.

Cơ hội và thách thức mà Fantom sẽ phải đối mặt

Cơ hội phát triển của Fantom

Fantom đã phát triển thêm cơ sở hạ tầng của mình, bên dưới là một số hoạt động nổi bật của Fantom :

  • LevelDb: Giảm thiểu thời gian giải quyết đầu vào/đầu ra lên đến 90%.
  • Snapsync: Cải tiến tốc độ và đồng bộ của các Node.
  • FVM (Fantom Virtual Machine): Đây là máy chủ ảo của Fantom.

Những hoạt động này có thể nói là bước đệm để Fantom có thể tiến xa hơn và cạnh tranh với những đối thủ lớn khác. 

Thách thức nào dành cho Fantom

  • Các coin trên nền tảng đang giảm dần sức nóng: Nếu như năm 2021 là năm của Altcoin, cụ thể là coin nền tảng (bản thân FTM coin đã tăng hơn 100 lần kể từ đầu năm 2021). Tuy nhiên, hiện tại và cả thời gian tới, các blockchain Layer-1 đang có nguy cơ dần hạ nhiệt. Bên cạnh đó, nhiều người còn dự đoán chỉ có vài blockchain thật sự nổi bật mới có thể tăng trưởng.
  • Sự cạnh tranh cực gay gắt giữa các nền tảng với nhau: FTM và Ethereum đang cạnh tranh thị phần lẫn nhau về Smart Contract của Blockchain. Ngoài Fantom thì còn rất nhiều loại tiền điện tử khác cung cấp các giao dịch nhanh và chi phí rẻ. Điều này khiến FIM coin đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. 
  • Mạng lưới của Fantom chưa thực sự ổn định: Khi mới được ra mắt, Fantom được biết đến là nền tảng công nghệ tiên tiến nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên sau khi đưa FTM vào sử dụng thì không như vậy. FTM đã từng tắc nghẽn thường xuyên khiến việc giao dịch bị chậm đi và gián đoạn nhiều lần, kèm với đó là chi phí giao dịch tăng.
  • Không được các quỹ lớn đầu tư vào Fantom: Việc phát triển sản phẩm hay Marketing đều nhờ vào các quỹ đầu tư lớn hỗ trợ. Những người đầu tư vào vào thị trường coin đóng vai trò là những nhà tạo lập thị trường. Điều này thúc đẩy vào việc giữ giá, đẩy giá token của dự án. Việc Fantom không có quỹ lớn đầu tư là một sự bất lợi rất lớn. Từ đây, FTM coin có lực mua và bán sẽ lên xuống thất thường.

Thách thức Fantom

Thách thức mà Fantom phải đối mặt (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu về FTM token

FTM Token là gì?

FTM coin là đồng tiền chính của hệ sinh thái Fantom. FTM sở hữu một blockchain tiêu chuẩn riêng, nhưng nó lại tương thích với cả một số Blockchain khác. Cụ thể, FTM token tồn tại dưới 3 dạng:

  • Opera FTM: Được sử dụng trên mainnet của Fantom Opera Chain.
  • ERC20: Tồn tại trên mạng Ethereum.
  • BEP2: Tồn tại trên Binance Chain.

Người chơi có thể mua FTM coin tiêu chuẩn token ERC-20, nó sẽ được biến đổi thành FTM gốc sau khi coin này đến ví. Hoặc chúng ta mua FTM trên Binance Chain, và coin này sẽ theo tiêu chuẩn BEP2.

>>> Xem thêm: Binance Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Cho Người Mới Bắt Đầu

Tìm hiểu về FTM Fantom

Tìm hiểu về FTM token ( Nguồn: Internet)

Các loại FTM token 

Token Allocation

Token Allocation

Tìm hiều về tiền điện tử FTM (Nguồn: Internet)

Token Release Schedule

Token Release Schedule

Thông tin về FTM token (Nguồn: Internet)

Token Use Cases

FTM coin có thể được dùng khi:

  • Staking để trở thành Validator nod.
  • Trả phí khi thực hiện các giao dịch trong nền tảng Fantom.
  • Tham gia hệ thống quản trị của hệ sinh thái Fantom.
  • Tiền tệ thanh toán dùng trong các hệ thống Payment.

Đầu tư vào FTM token nên hay không nên?

Nếu Fantom có thể tăng lượng nhà phát dApp hơn trong tương lại thì nền tảng coin này có khả năng tạo thành một mạng lưới rộng lớn giống như các blockchain của ETH và Polkadot. Hiện tại, như đã phân tích ở trên thì dự án sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn bởi những tính năng nổi bật so với những loại coin khác. Nếu là một người chơi tiền điện tử, bạn nên đầu tư vào FTM token. Người chơi hãy tự mình trải nghiệm FTM coin để nắm rõ hơn về nền tảng tiên tiến này. 

Qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ những thông tin về hệ sinh thái Fantom và FTM coin. Hãy truy cập vào Tincoin24h mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan đến thế giới tiền điện tử.

>>>Bạn có thể tham khảo thêm một số coin khác như: Dogecoin, Monero, Celo, Polkadot, Tezos, Stellar, NEO, Tron, Binance, …

CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chúc các bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn!