Proof Of Stake Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Của Thuật Toán Đồng Thuận

Bạn đã từng nghe qua thuật toán cơ chế đồng thuận (Proof Of Stake) trong Crypto chưa? Đây có lẽ là một điều còn lạ lẫm cho những ai mới tham gia đầu tư vào thị trường tiền điện tử. Vậy Proof Of Stake là gì? Cùng Tincoin24h tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về cơ chế cũng như ưu, nhược điểm của thuật toán này.
Proof of Stake (PoS) là gì?
Proof of Stake hay có tên viết tắt là PoS được biết đến như một thuật toán đồng thuận trong cơ chế hoạt động của hệ thống Blockchain. Bạn có thể hiểu rằng, PoS là một bằng chứng cổ phần, tức là bạn sẽ ký gửi một lượng mã Token nhất định của mình để được làm người xác thực của Blockchain.
Ví dụ: Để trở thành người xác thực của Blockchain Terra, bạn cần ký gửi (Stake) một số lượng đồng LUNA nhất định được đòi hỏi bởi mạng lưới Blockchain trên. Các phí giao dịch sau đó bạn sẽ đều được hưởng.
>>> Có thể bạn quan tâm: TOP Các Sàn Giao Dịch Tiền Ảo Uy Tín, Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam
Ưu – Nhược điểm của Proof of Stake (PoS)
Bất kỳ một thuật toán nào cũng đều tồn tại những lợi ích và hạn chế của chúng. Proof Of Stake cũng không ngoại lệ. Sau đây là các ưu và nhược điểm của PoS mà người dùng cần nắm rõ:
Ưu điểm:
- Proof Of Stake không đòi hỏi bạn phải có máy với cấu hình chất lượng cao để khai thác các loại tiền mã hóa trên PoS. Vì đa số các Pos đều có khả năng giảm thiểu tối đa mức sử dụng năng lượng.
- Có thể ủy quyền cho người xác thực khác nhằm tăng thêm quyền biểu quyết.
- Tính năng bảo mật cao.
- Quyền kiểm soát của người xác thực sẽ tăng theo cấp số nhân nếu người dùng đầu tư gấp đôi.
Nhược điểm:
- Khi bạn là người xác thực hoặc ủy quyền cho người khác làm nhiệm vụ này thì bạn sẽ được thưởng thêm số lượng tiền mã hóa (coin). Nhưng bù lại, vốn của bạn sẽ bị giữ lại, coin bị mất giá trị và thậm chí số lượng bù vào bị thiếu hụt nên mức hòa vốn sẽ không đạt.
- Các nhà xác thực tạo sự đe dọa cho mạng lưới Blockchain vì họ có trong tay quá nhiều mã Token.
- Người nắm giữ lượng mã Token lớn, nhiều sẽ ngày càng giàu hơn vì Proof of Stake hoạt động dựa trên số cổ phần nắm giữ tương ứng.

>>> Có thể bạn sẽ thích: Bitcoin là gì? Cách đào và cách chơi Bitcoin như thế nào?
Proof of Stake hoạt động như thế nào?
Để đạt được sự đồng thuận của thuật toán PoS, người dùng cần phải ký gửi (Stake) một lượng mã token của họ để được chọn làm người xác thực trong hệ thống Blockchain và tích lũy hoặc nhận phần thưởng cho việc làm này.
Khi đã ký gửi xong, bạn sẽ được xác nhận là thành công (Unlock). Sau đó, lần lượt các phần thưởng của mạng lưới sẽ xuất hiện và chia cho những ai đã đóng góp trước đó. Phần thưởng mà người dùng nhận được sẽ chia theo mức độ đóng góp của họ.
Bởi vì PoS đòi hỏi người tham gia phải ký gửi (Stake) một lượng Token. Nên trước hết bất kỳ ai muốn tham gia cơ chế đồng thuận này thì cần phải có số lượng đồng tiền kỹ thuật số nhất định trong mạng lưới Blockchain, và xem như đây là tài sản thế chấp sau khi đã ký gửi xong.
>>> Có thể bạn quan tâm: The Merge Là Gì? The Merge sẽ ảnh hưởng đến Ethereum như thế nào?

Những nền tảng Blockchain đang sử dụng cơ thế đồng thuận Proof of Stake
Đa số các Blockchain ra đời sau Ethereum đều sử dụng cơ chế Proof of Stake. Thường thì mỗi Blockchain sẽ được thay đổi để phù hợp với nhu cầu của mạng. Một số Blockchain sử dụng Proof of Stake với Ethereum 2.0.
Ngoài ra, Deffect Network là một dự án lớn khi dùng thuật toán cơ chế đồng thuận (PoS) để khai thác ra DEF – một đồng token của dự án này. Còn một số dự án tương tự như DEF như NEM, Tezos, Lisk,…
So sánh Proof of Stake và Proof of Work
Bên cạnh cơ chế đồng thuận Proof of Stake đang được nhiều nền tảng sử dụng hiện nay, cơ chế Proof of Work cũng được các nhà giao dịch nhắc đến nhiều trong cộng đồng Crypto.
Proof of Work là gì?
Proof of Work hay còn được gọi theo tên viết tắt là PoW, ra đời vào năm 2009. Đây được xem là cơ chế đồng thuận đời đầu trong hệ thống Blockchain và rất phổ biến trong thị trường tiền điện tử. Đối với thế giới Cryptocurrency, PoW vẫn được xem là cơ chế đồng thuận được sử dụng nhiều nhất.
Nếu Proof of Stake (PoS) là tập hợp những người ký gửi mã token (Staking) thì Proof of Work (PoW) là một tập hợp của những thợ đào. Họ sẽ cạnh tranh nhau ở công việc xác thực giao dịch. Tiếp đến, họ sẽ đưa các giao dịch đó vào mạng lưới Blockchain và thu về phần thưởng cho mình.
Proof of Stake với Proof of Work – cơ chế nào tốt hơn?
Hiện nay, không có câu trả lời cụ thể cơ chế nào tốt hơn giữa 2 cơ chế PoS và PoW. Tuy nhiên đối với PoW, đây là cơ chế vẫn được ưu tiên sử dụng cho tới hiện nay vì chúng có đặc tính bảo mật cao. Để hiểu thêm về sự khác biệt giữa PoS và PoW, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Proof of Stake có an toàn không?
Proof of Stake (PoS) sẽ an toàn khi dự án bạn tham gia vẫn đạt hiệu suất tốt và an toàn. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn các sàn có độ tin cậy cao, phổ biến với người dùng để bạn có thể yên tâm khi thực hiện dự án đầu tư của mình. Một ưu thế khác khi bạn chọn sàn an toàn, độ bảo mật tài khoản của bạn cũng sẽ đạt chất lượng tốt, bạn sẽ không còn quá lo lắng cho việc bị mất hoặc lộ thông tin tài khoản ra bên ngoài.
Trong trường hợp bạn không tìm hiểu kỹ trước đó mà lựa chọn nhầm một sàn giao dịch không có uy tín. Hay chỉ đơn giản bạn gặp phải các dự án xấu, bạn sẽ bị tốn nhiều thời gian cho đầu tư sai chỗ và không được bảo mật danh tính tốt. Từ đó, số coin bạn đã đầu tư vào sẽ bị tuột giảm giá trị trầm trọng hoặc bị khóa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Có Ít Tiền Nên Đầu Tư Gì? Những Xu Hướng Đầu Tư Sinh Lời Hiện Nay

Các biến thể của cơ chế đồng thuận PoS
Các biến thể của cơ chế đồng thuận PoS là các thuật toán có tính năng giống với cơ chế vận hành của Proof of Stake. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại biến thể: Delegated Proof of Stake (DPoS), Proof of Authority (PoA), Leased Proof of Stake (LPoS),… Vì vậy, người tham gia cần tìm hiểu về các biến thể này để có thể tích lũy được nhiều kiến thức hơn.
Nominated Proof-of-Stake (NPoS) là gì?
Nominated Proof of Stake (NPoS) được tạo ra để giúp nâng cao các tính năng tốt và hạn chế các hành động xấu trên hệ thống mạng lưới Blockchain. Đây là thuật toán cơ chế đồng thuận nổi bật vì nó được xem là minh chứng của sự kết hợp giữa các bên liên quan và độ bảo mật. NPoS cần có sự biểu quyết của các thành viên liên quan để từ đó xác định được lượng người tham gia và xây dựng các khối mới.

Proof of Authority (PoA) là gì?
Proof of Authority còn có tên viết tắt là PoA và được biết đến như một bằng chứng ủy quyền. PoA là một cơ chế thuật toán đồng thuận đem đến cho hệ thống Blockchain giải pháp đạt hiệu quả cao và thực tế. Cơ chế PoA có tính năng đánh giá cao thông tin cá nhân và danh tiếng của người tham gia vào cơ chế. PoA sẽ không đánh giá dựa trên lượng mã token mà họ nắm giữ.
Mô hình hoạt động của PoA mang độ tin cậy cao vì cơ chế này chỉ cho phép giao dịch diễn ra sau khi được xác thực thông qua sự phê duyệt của những người tham gia. Họ được xem như là những người vận hành đầu não của cơ chế này.

Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì?
Delegated Proof of Stake (DPoS) được biết là một thuật toán đồng thuận được dùng nhiều trong mạng lưới Blockchain hiện nay. Thuật toán này do Daniel Larimer tạo ra và kết hợp với PoS và PoA thông qua cơ chế bỏ phiếu tùy thuộc theo số lượng token nắm giữ. Thông qua cách làm này, thông tin cá nhân và mã token của người tham gia sẽ được đề cao.
Cơ chế vận hành của DPoS là người sở hữu và nắm giữ token sẽ chọn một người đại diện uy tín và chuyên nghiệp để giúp họ vận hành. Thay vào đó, những người đại diện sẽ được nhận phần thưởng cho công việc của họ.

Nói tóm lại, tất cả thông tin về Proof of Stake là gì đã được thể hiện trong bài viết trên. Thông qua bài viết, người đọc sẽ hiểu hơn về ưu, nhược điểm của PoS và các thuật toán liên quan của chúng. Để đọc thêm kiến thức về Crypto, mời bạn truy cập Tincoin24h để tham khảo.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
Đăng lúc 2023-04-24 21:50:24
Phản hồi
Xu hướng

Thêm bình luận của bạn